Kế hoạch bảo vệ môi trường là một hồ sơ khá quan trọng của 1 doanh nghiệp trước khi đi vào hoạt động, nhằm để khai báo mô tả quy trình hoạt động kinh doanh, sản xuất sẽ gây ra những tác động gì đến môi trường, qua đó có những nhận định đánh giá cũng như các giải pháp hạn chế tối đa mức ô nhiễm môi trường, thông qua việc doanh nghiệp của bạn phải cam kết thực hiện như xử lý nước thải, khí thải, chất thải.....

Đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường

Tất cả doanh nghiệp chuẩn bị đăng ký hoạt động kinh doanh, mua bán, sản xuất...trên toàn lãnh thổ Việt Nam mà nằm trong phụ lục II, III của nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, dựa vào ngành nghề hoạt động, quy mô, công suất của doanh nghiệp sẽ có những cách thực hiện khác nhau.

Ngoài ra, cũng có một số đối tượng không phải làm kế hoạch bảo vệ môi trường có quy định rõ tại nghị định và thông tư hướng dẫn thực hiện bạn có thế tham khảo thêm.

Luật quy định lập kế hoạch bảo vệ môi trường

· Nghị định 18/2015/NĐ-CP, Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

· Thông tư 27/2015/TT-BTNMT hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

· Luật bảo vệ môi trường 55/2014/QH13 quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ môi trường.

Quy trình lập kế hoạch bảo vệ môi trường.

· Khảo sát hiện trạng, thu thập thông tin hồ sơ pháp lý liên quan

· Tổng hợp thông tin lập kế hoạch bvmt

· Trình chủ đầu tư xem nội dung

· Nộp hồ sơ hoàn chỉnh cho cơ quan chức năng.

· Đón đoàn kiểm tra xuống thẩm định

· Chỉnh sửa và trình ký chờ ra quyết định phê duyệt.

Nộp kế hoạch bảo vệ môi trường ở đâu

Việc nộp hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường nó phụ thuộc vào ngành nghề và quy mô của doanh nghiệp bạn có nằm trong phụ lục bổ sung của nghị định 18/2015/NĐ-CP hay không nhưng thông thường thì nộp tại:

· Sở tài nguyên và môi trường

· Phòng tài nguyên và môi trường

Nếu nằm trong khu công nghiệp thì nộp cho ban quản lý khi công nghiệp

Đối tác