Luật Bảo vệ môi trường vừa có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, một trong những vấn đề được doanh nghiệp đặc biệt quan tâm là đánh giác tác động môi trường (ĐTM)

Trong Luật BVMT 2014 trước đây, ĐTM được coi như một công cụ để phân tích và dự báo các tác động đến môi trường khi triển khai dự án. Tuy nhiên do chỉ mang tính chất dự báo nên các quy định về ĐTM có nhiều vấn đề bất cập trong quá trình vận hành dự án bởi khi dự án đi vào giai đoạn vận hành sẽ có nhiều thay đổi mà trong ĐTM không thể lường trước được.

Theo quy định tại điều 30 của Luật bảo vệ môi trường 2020 đã thu hẹp phạm vi đối tượng cần phải lập ĐTM. Cụ thể, đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:

+ Dự án đầu tư nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao (khoản 3, Điều 28, Luật BVMT 2020)

+ Một số dự án đầu tư thuộc nhóm II là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường theo các điểm c, d, đ, e, khoản 4, điều 28, Luật BVMT 2020.

Theo quy định tại điều 39 của Luật bảo vệ môi trường 2020, đối tượng phải có giấy phép môi trường bao gồm:

a) Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.

b) Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật BVMT 2020 có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại mục a) ở trên

Thời điểm cần thực hiện xin cấp giấy phép môi trường:

+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật BVMT 2020 đã đi vào vận hành chính thức trước ngày 01/01/2022 phải có giấy phép môi trường trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật BVMT 2020 có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, giấy phép xử lý chất thải nguy hại, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi (sau đây gọi chung là giấy phép môi trường thành phần). Giấy phép môi trường thành phần được tiếp tục sử dụng như giấy phép môi trường đến hết thời hạn của giấy phép môi trường thành phần hoặc được tiếp tục sử dụng trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành trong trường hợp giấy phép môi trường thành phần không xác định thời hạn.

+ Đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật BVMT 2020 đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định của pháp luật trước ngày 01/01/2022, chủ dự án đầu tư được lựa chọn tiếp tục vận hành thử nghiệm để được cấp giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải hoặc lập hồ sơ để được cấp giấy phép môi trường trước khi hết thời hạn vận hành thử nghiệm. Chủ dự án đầu tư không phải vận hành thử nghiệm lại công trình xử lý chất thải nhưng kết quả hoàn thành việc vận hành thử nghiệm phải được báo cáo, đánh giá theo quy định tại Điều 46 của Luật BVMT 2020;

Mọi thắc mắc, hướng dẫn Quý doanh nghiệp liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ nhanh nhất theo:

CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THĂNG LONG

Website: Web: http://thutucmoitruong.vn/    Email: thutucmoitruong@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/CongtyTuvanMoitruongThangLong

VPGD: Số 23 Dịch vụ 2, Khu đô thị Văn Phú, Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội.

Hotline: 0975 649 380 / +84 (24) 66 525 129 / 024 66 527 1

 

Đối tác