1. Đối tượng phải lập hồ sơ khai thác sử dụng nước mặt
- Các đối tượng kinh doanh, các cơ sở trong và ngoài nước có các hoạt động sản xuất liên quan đến sử dụng nước mặt đều phải lậphồ sơ khai thác sử dụng nước mặt theo quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ pháp lý, thủ tục hành chính liên quan đến lập hồ sơ khai thác sử dụng nước mặt
– Nghị định số 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tài nguyên nước.
– Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/05/2014, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
+ Thẩm quyền cấp, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép khai thác nước mặt của Bộ Tài nguyên và Môi trường với lưu lượng dưới 50.000 m3/ngày đêm.
+ Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép (sau đây gọi chung là cơ quan tiếp nhận hồ sơ) là Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Quy trình lập hồ sơ khai thác sử dụng nước mặt
- Thu thập số liệu cần thiết cho việc lập hồ sơ và khảo sát thực địa khu vực dự án.
- Thu thập và tổng hợp tài liệu về đặc điểm nguồn nước khu vực khai thác.
- Tiến hành đo đạc, lấy mẫu và xác định tọa độ các điểm (khai thác, vị trí phân phối sử dụng nước tại dự án).
- Nghiên cứu, tính toán, thống kê lưu lượng nước cần khai thác để sử dụng tại dự án.
- Nghiên cứu, tổng hợp dữ liệu để xác định phương thức khai thác, sử dụng nước.
- Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác, sử dụng nước tới nguồn nước, môi trường và các đối tượng sử dụng nước khác.
- Hoàn thành các bản vẽ cần thiết.
- Tổng hợp số liệu và hoàn thành hồ sơ khai thác sử dụng nước mặt.
- Nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định xem xét phê duyệt theo quy định.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ cần thiết để lập hồ sơ khai thác sử dụng nước mặt
– Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác sử dụng nước mặt (mẫu số 05 phần I thông tư 27/2014/TT-BTNMT);
– Đề án khai thác, sử dụng nước đối với trường hợp chưa có công trình khai thác (mẫu số 29 phần IV thông tư 27/2014/TT-BTNMT); báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước kèm theo quy trình vận hành đối với trường hợp đã có công trình khai thác (nếu thuộc trường hợp quy định phải có quy trình vận hành) (mẫu số 30 phần IV thông tư 27/2014/TT-BTNMT);
– Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
– Sơ đồ vị trí công trình khai thác nước.
– Trường hợp chưa có công trình khai thác nước mặt, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn cấp phép và thời gian gia hạn Hồ sơ khai thác sử dụng nước mặt
- Thời gian cấp phép:
+ Giấy phép khai thác nước mặt có thời hạn tối đa là mười lăm (15) năm, tối thiểu là năm (05) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là ba (03) năm, tối đa là mười (10) năm;
- Gia hạn giấy phép:
+ Giấy phép vẫn còn hiệu lực và hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được nộp trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất chín mươi (90) ngày
+ Đến thời điểm đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến giấy phép đã được cấp theo quy định của pháp luật và không có tranh chấp;
5. Cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ khai thác sử dụng nước mặt
- Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
- Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp
Để biết thêm chi tiết quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Môi trường và Phát triển Thăng Long
Hotline: 0975 649 380 / +84 (24) 66 525 129
Website: http://thutucmoitruong.vn/ Email: thutucmoitruong@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/CongtyTuvanMoitruongThangLong
VPGD: Phòng 2006, Tòa V2, Văn Phú Victoria, Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội