Công ty chúng tôi là đơn vị đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động về dịch vụ tư vấn môi trường, Công ty TNHH Môi trường và phát triển Thăng Long luôn tự hào là một đơn vị mang tới cho quý khách hàng và đối tác của công ty các giá trị tốt nhất. Công ty chúng tôi chuyên Tư vấn lập biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất cho các đơn vị trong và các tổ chức nước ngoài, các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Tư vấn lập biện pháp phòng ngừa sự cố hóa chất theo đúng quy định của pháp luật để các doanh nghiệp có thể nắm được nội dung và các quy trình thực hiện, quản lý.
Công ty chúng tôi là đơn vị đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động về dịch vụ tư vấn môi trường, Công ty TNHH Môi trường và phát triển Thăng Long luôn tự hào là một đơn vị mang tới cho quý khách hàng và đối tác của công ty các giá trị tốt nhất. Công ty chúng tôi chuyên Tư vấn lập biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất cho các đơn vị trong và các tổ chức nước ngoài, các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Tư vấn lập biện pháp phòng ngừa sự cố hóa chất theo đúng quy định của pháp luật để các doanh nghiệp có thể nắm được nội dung và các quy trình thực hiện, quản lý.
1. Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất là gì ?
Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất là việc tìm ra các nguy cơ, các sự cố về hóa chất có nguy cơ xảy ra trong quá trình sử dụng, buôn bán, lưu trữ và vận chuyển các loại hóa chất, từ đó sẽ xây dựng các biện pháp phòng ngừa ứng phó, giảm thiểu các nguy cơ xảy ra sự cố đồng thời cần hướng dẫn cho cơ sở nắm và thực hiện các biện pháp xử lý khi xảy ra sự cố.
 
2. Vì sao cần phải xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất?
– Cần phải đáp ứng theo đúng quy định của pháp luật
– Để nắm bắt được thực trạng về hóa chất tại tổ chức, doanh nghiệp từ đó sẽ có biện pháp phòng ngừa kịp thời các biến cố rủi ro trong quá trình hoạt động có thể xảy ra đối với hóa chất, gây ra các nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới con người và môi trường.
– Các tổ chức, doanh nghiệp có chứa hóa chất sẽ nắm được rõ về khối lượng hóa chất mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng từ đó sẽ đưa ra các phương án sử dụng phù hợp hơn với lượng hóa chất đó và giúp xây dựng được các biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố mất an toàn từ các loại hóa chất.
 
3. Đối tượng cần phải xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất?
– Tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan tới hoạt động sản xuất hoặc là có kinh doanh lưu giữ và sử dụng các loại hóa chất có nằm trong danh mục hóa chất cần phải khai báo trong lĩnh vực công nghiệp theo Phụ lục I, Nghị định 113/2017/NĐ-CP ban hành 9/10/2017.
– Tất cả các cá nhân hoặc doanh nghiệp có các hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh lưu giữ các loại hóa chất có nằm trong danh mục cấm và hạn chế theo phụ lục II và Phụ lục III Nghị định 113/2017/NĐ-CP ban hành ngày 9/10/2017.
 
4. Văn bản pháp luật liên quan
– Chính phủ ban hành Nghị định 113/2017/NĐ-CP, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất, Nghị định có hiệu lực ngày 25/11/2017 theo đó Nghị định 108/2008/NĐ-CP và Nghị định 26/2011/NĐ-CP.
– Thông tư 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công thương quy định về Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp.thay thể cho thông tư 20/2013/TT-BCT ngày 05/8/2013.
– Luật Hóa chất, Số: 06/2007/QH12 ngày 21/11/2007.
– Nghị định 77/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất; vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Bãi bỏ Điều 8 của Nghị định này.
– Nghị định 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động hoá chất.

5. Xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất cần những hồ sơ gì?

– Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (đối với DN Việt Nam) và giấy phép đầu tư (với DN nước ngoài)

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và Giấy phép kinh doanh của chi nhánh (nếu có)

– Hợp đồng thuê đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC hay Giấy chứng nhận thẩm duyệt và nghiệm thu hệ thống PCCC tại doanh nghiệp

– Quyết định phê duyệt Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hay Đề án BVMT hay Cam kết BVMT hay Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn về môi trường.

– Biện pháp chữa cháy và biện pháp cứu hộ cứu nạn, Biên bản kiểm tra PCCC định kỳ.

– Bản vẽ mặt bằng tổng thể dự án

– Bản vẽ Sơ đồ thoát hiểm tổng thể dự án

– Danh sách tên hóa chất,(công thức hóa học nếu có) khối lượng, phiếu an toàn hóa chất của mỗi loại

– Bản vẽ các vị trí lưu trữ, bảo quản hóa chất, hiện tại và dự kiến (nếu có) trong mặt bằng dự án. (Cần phân biệt rõ các điểm ngầm, nổi, nửa ngầm)

Mỗi vị trí cung cấp thêm thông tin:

  • Diện tích (DxR)

  • Để loại hóa chất gì

Số lượng người dự kiến có mặt tại đây

– Thống kê Các loại bao bì, bồn, thùng chứa hóa chất nguy hiểm (Vật liệu chế tạo, và kích thước), các điều kiện bảo quản về nhiệt độ, áp suất…

– Danh sách Các phương tiện, hệ thống vận chuyển nội bộ dự kiến sử dụng trong dự án (chi tiết cho tưng khu vực nếu có)

– Danh sách nhân lực quản lý hóa chất, sơ đồ tổ chức

– Danh sách trang thiết bị, phương tiện sử dụng ứng phó sự cố hóa chất, số lượng, tình trạng thiết bị cho mỗi khu vực sử dụng

– Nội quy lưu trữ hàng hóa, xuất nhập hàng hoá .

6. Hướng dẫn thực hiện theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP về biện pháp phòng ngừa hóa chất?

Nghị định 113/2017/NĐ-CP ban hành ngày 9/10/2017 vầ có hiệu lực thi hành 25/11/2017, theo đó một số điều khoản bãi bỏ của nghị định cũ và nghị định được thay thế, Nghị định 108/2008/NĐ-CP và Nghị định 26/2011/NĐ-CP hết hiệu lực và Bãi bỏ Điều 8 của Nghị định 77/2016/NĐ-CP, tuy nhiên trong nghị định có hướng dẫn về điều khoản chuyển tiếp với các tổ chức, doanh nghiệp đã đi vào hoạt động trước khi nghị định có hiệu lực như sau:

– Các cá nhân, doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện, Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế trước được sử dụng đến khi hết hạn.

– Các dự án được quy định tại khoản 1 Điều 21 của NĐ 113/2017/NĐ-CP đã đi vào hoạt động trước khi ban hành Nghị định mà chưa có Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, chủ doanh nghiệp phải tiến hành xây dựng và ra Quyết định ban hành Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong vòng 01 năm.

7. Tại sao nên được tư vấn biện pháp phòng ngừa hóa chất bởi Công ty Môi trường và Phát triển Thăng Long?

– Đơn vị có kinh nghiệm lâu năm về lĩnh vực tư vấn môi trường

– Đội ngũ nhân viên có trình độ, có kinh nghiệm trong lĩnh vực hóa chất

– Là đơn vị tư vấn hồ sơ pháp lý và hoàn thiện thủ tục nhanh, trọn gói với chi phi tiết kiệm  nhất cho doanh nghiệp

Chúng tôi luôn cam kết mang tới cho các doanh nghiệp những giá trị thực tế, mang lại hiệu quả cao bởi sự phát triển của các doanh nghiệp cũng là sự phát triển của công ty Chúng tôi!

Trên đây là một số thông tin cơ bản mà dịch vụ tư vấn môi trường Thăng Long chia sẻ, nếu quý đơn vị cần tư vấn xây dựng biện pháp phòng ngừa sự cố hóa chất, hãy liên hệ ngay với Chúng tôi để được hướng dẫn, tư vấn tận tình các thủ tục pháp lý, công tác xây dựng an toàn hóa chất.
 

Mọi thắc mắc, hướng dẫn Quý doanh nghiệp liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ nhanh nhất theo:

CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THĂNG LONG

Website: Web: http://thutucmoitruong.vn/    Email: thutucmoitruong@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/CongtyTuvanMoitruongThangLong

VPGD: Số 23 Dịch vụ 2, Khu đô thị Văn Phú, Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội.

Hotline: 0975 649 380 / +84 (24) 66 525 129 / 024 66 527 111

 

Đối tác