Nhiều doanh nghiệp sản xuất trên thực tế còn xem nhẹ hoạt động công tác đo kiểm tra môi trường lao động....
QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG – TỰ NGUYỆN HAY BẮT BUỘC
Sức khỏe con người được coi là quý nhất, chính vì vậy sức khỏe của người lao động được xem là vốn quý nhất của doanh nghiệp.
Mọi doanh nghiệp, cơ sở lao động đều phải tiến hành quan trắc môi trường lao động định kỳ, đồng thời lập và định kỳ bổ sung hồ sơ quản lý về vệ sinh lao động, hồ sơ quản lý sức khỏe cho người lao động và bệnh nghề nghiệp.
Môi trường lao động bao gồm các yếu tố luôn tồn tại xung quanh môi trường làm việc của người lao động. Nếu môi trường làm việc tốt thì sức khỏe người lao động tốt dẫn đến năng suất lao động được cải thiện và nâng cao. Nhưng ngược lại môi trường lao động bị ô nhiễm thì người lao động tiếp xúc thường xuyên sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Hơn nữa nếu các yếu tố nguy hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép người lao động có khả năng mắc các bệnh nghề nghiệp và mức độ nguy hại tùy theo thời gian tiếp xúc tại nơi làm việc
Việc quan trắc môi trường lao động cũng nhằm mục đích quản lý được môi trường làm việc của người lao động. Quan trắc môi trường lao động hay còn được gọi là hoạt động đo kiểm môi trường lao động là hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá số liệu đo lường các chỉ tiêu trong môi trường làm việc. Từ đó phát hiện ra các yếu tố nguy cơ gây các tác hại nghề nghiệp để có biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc, trang bị phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp nhằm đảm bảo được an toàn sức khỏe cho người lao động.
Tuy nhiên công tác thực hiện đo kiểm tra môi trường lao động hiện nay vẫn chưa được chú trọng. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vẫn còn xem nhẹ công tác quan trắc môi trường lao động nói riêng và vệ sinh an toàn lao động nói chung dẫn đến tình trạng nhiều lao động vẫn phải làm việc trong môi trường thiếu an toàn. Nhiều doanh nghiệp sản xuất còn nhầm lẫn giữa công tác đo kiểm môi trường lao động với đánh giá tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh đối với môi trường chung (ngoài đơn vị, doanh nghiệp) nên chỉ thực hiện đánh giá tác động môi trường chung. Thậm chí nhiều chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ chưa biết quy định: Mọi cơ sở lao động đều phải định kỳ quan trắc môi trường lao động, lập và định kỳ bổ sung hồ sơ quản lý về vệ sinh lao động, hồ sơ quản lý sức khỏe cho người lao động và bệnh nghề nghiệp.
Những lợi ích của việc quan trắc môi trường lao động:
-
Giúp quản lý môi trường làm việc của người lao động
-
Kịp thời phát hiện những yếu tố độc hại để cải thiện điều kiện làm việc và trang bị phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp
-
Đảm bảo được an toàn sức khỏe cho người lao động
-
Xây dựng hình ảnh, tạo niềm tin từ phía khách hàng và đội ngũ nhân viên đối với doanh nghiệp
-
Tuân thủ quy định của pháp luật.
Tần suất thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động và tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong phạm vi quản lý định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần.
Văn bản pháp luật quy định:
-
Thông tư 19/2011/TT-BYT của Bộ Y tế về “Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động”
-
Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
Mọi thắc mắc, hướng dẫn Quý doanh nghiệp liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ nhanh nhất theo:
CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THĂNG LONG
Website: Web: http://thutucmoitruong.vn/ Email: thutucmoitruong@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/CongtyTuvanMoitruongThangLong
VPGD: Số 23 Dịch vụ 2, Khu đô thị Văn Phú, Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội.
Hotline: 0975 649 380 / +84 (24) 66 525 129 / 024 66 527 111