heo Viện Khoa học công nghệ và Kinh tế xây dựng Hà Nội, do nước ngầm bị khai thác quá mức, bề mặt thành phố đang bị lún rải rác. Qua quan trắc, mỗi năm các phễu lún này phát triển sâu và rộng hơn, đe dọa đến chất lượng các công trình xây dựng. Mực nước ngầm bị hạ thấp, lún sụt trên bề mặt
iện nay, nước dùng cho sản xuất và sinh hoạt của Hà Nội chủ yếu khai thác từ nguồn nước ngầm. Tổng mức khai thác khoảng 700.000 m3/ngày-đêm. Dự báo, tới năm 2020, mức khai thác sẽ tăng gấp đôi, lên tới 1,4 triệu m3/ngày-đêm. Ngoài hệ thống giếng khai thác nước ngầm của các nhà máy nước, còn có khoảng 100.000 giếng khai thác nước của tư nhân đang hoạt động. Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, tình trạng khai thác quá mức cộng thêm các giếng khai thác bố trí không hợp lý khiến mực nước ngầm ở Hà Nội bị hạ thấp. Trong khi đó, tốc độ bê tông hóa bề mặt ở Hà Nội lại rất cao khiến nước mưa khó thấm xuống để bổ sung cho nguồn nước ngầm.
Hậu quả của việc nước ngầm bị khai thác quá mức là tình trạng lún, sụt trên bề mặt. Kết quả quan trắc tại 10 trạm đo lún bề mặt đất do thay đổi mực nước ngầm của Viện Khoa học công nghệ và Kinh tế xây dựng Hà Nội (Sở Xây dựng) cho thấy, bề mặt đất thành phố hàng năm có sụt lún, nhưng không đồng đều. Hiện tượng này đã tạo nên trên bề mặt những phễu lún phân bố rải rác ở nội thành và các vùng ven. Đáng chú ý, kích thước các phễu lún phát triển theo thời gian. Mỗi năm, các phễu này lại sâu hơn, rộng hơn. Trong số những khu vực bị lún, khu Thành Công có tốc độ lún lớn nhất (trên 41 mm/năm). Tiếp đó là các khu vực có các nhà máy nước lớn như Mai Dịch, Pháp Vân, Lương Yên, Tương Mai, Hạ Đình... cũng bị lún trong thời gian dài. Có thể thấy rõ hiện tượng này qua việc nhiều tòa nhà tại đây đã, đang và sẽ bị lún, nứt khá nghiêm trọng, gây ảnh hưởng nặng nề tới đời sống người dân trong khu vực.
Nguồn nước ngày càng ô nhiễm
Ngoài lún sụt bề mặt, do bị khoan và khai thác bừa bãi, nguồn nước ngầm ngày càng ô nhiễm. Đặc biệt là các giếng đã khai thác xong hoặc không sử dụng, lại không được trám lấp càng gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nguồn nước, bởi các chất độc hại như amoni, thạch tín, nước rác, nước thải... sẽ theo các giếng này xâm nhập vào lòng đất. Ở nhiều nơi, chất lượng nước ngầm không ổn định. Có lúc hàm lượng các chất độc hại trong nước khi xét nghiệm bảo đảm mức cho phép, nhưng, ngay sau đó cũng loại nước đó khi xét nghiệm lại cho các chỉ số cao hơn mức cho phép nhiều lần, khiến cho công tác quản lý chất lượng nước rất khó khăn. Ghi nhận thực tế tại các khu vực phía Nam thành phố cho thấy, tầng chứa nước haloxen bắt đầu nhiễm amoni, vi sinh vật và các vi nguyên tố khác. Nhiều khu vực trong thành phố, ở cả 2 tầng chứa nước đang khai thác, hàm lượng sắt, măng-gan, các hợp chất nitơ đều vượt quá giới hạn cho phép. Đặc biệt, ở tầng thứ nhất, các chất bẩn đã bắt đầu xuất hiện do nước thải, chất thải và phân bón xâm nhập. Hiện nay, nhiều hộ dân sử dụng nước ngầm ở khu vực phía Nam thành phố như Thanh Trì, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng... đều phải trang bị hệ thống lọc mới có thể sử dụng trong sinh hoạt.
Hiện nay, giải pháp khai thác nước mặt thay thế nước ngầm đang được triển khai. Một nhà máy nước mặt có công suất lớn đã được đầu tư xây dựng tại Hòa Bình. Nước từ sông Đà, sau khi thành nước sạch, được đưa về cung cấp cho Hà Nội và chuỗi đô thị Xuân Mai, Hà Đông, Sơn Tây... Tuy nhiên, tại Hà Nội, mới có khu vực Tây Nam thành phố có thể sử dụng nguồn nước này. Số hộ gia đình sử dụng tăng dần trong những năm tới chứ không thể thay thế cùng lúc do thiếu hệ thống truyền dẫn, phân phối. Do đó nước ngầm vẫn là nguồn cung cấp chủ yếu. Điều đó cũng có nghĩa nếu không có biện pháp quản lý, tình trạng lún bề mặt vẫn sẽ xảy ra