Trong khi nước sinh hoạt Hà Nội đang trục trặc với các các nghi vấn xung quanh việc nhiễm độc tố Asen, chất lượng nước xuống thấp do hàm lượng mangan và sắt trong nước cao thì vỡ đường ống dẫn nước lại càng tăng thêm mối lo ngại cho người dân

Thời gian qua, người dân Hà Nội đang phải đối mặt với những khó khăn do sự cố đường ống dẫn nước sạch Sông Đà bị vỡ. Sau đó không hiểu có một mối liên hệ nào không nhưng ngay sau đó đã xuất hiện những vụ “lùm xùm” xung quanh các vụ việc nước sinh hoạt Hà Nội các độc tố không được loại bỏ, và nước bị cặn đục ở một số khu vực…Để làm sáng tỏ những thắc mắc của người dân, Phóng viên Tiền Phong đã trao đổi với những người trong cuộc.

 Ông Nguyễn Như Hải, Tổng Giám đốc Cty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội (Hawaco) cho rằng, việc các nhà khoa học nói nước Hà Nội nhiễm asen là không có cơ sở. Phải có mới xử lý, chứ nước ngầm Hà Nội làm gì có asen; chỉ tầng nông mới nhiễm. Chúng tôi khai thác ở tầng sâu 80m, asen chỉ nhiễm ở tầng 15-30m”. Với lý lẽ đó, hiện Hà Nội chưa có nhà máy nào dùng công nghệ chủ động xử lý asen.

Trong khi đó, GS.TS Phạm Hùng Việt-Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Môi trường và Phát triển Bền vững (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội), đang nghiên cứu các tầng nước ngầm sâu 100m, nói: “Trước đây asen chỉ nhiễm tầng nước sâu khoảng 30-50m, nhưng nay tầng sâu 100m đã có nơi bị nhiễm. Do asen theo nước ngấm từ tầng nông xuống tầng sâu qua cửa sổ thủy văn, những lỗ khoan cũ”, GS Việt nói. Tốc độ nhiễm asen ở tầng nước sâu phụ thuộc khai thác nước ngầm nhiều hay ít.

nuoc-nhiem-asen

Khi được Phóng viên hỏi về chất lượng nước sinh hoạt, Ông Nguyễn Hòa Bình, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội (đơn vị giám sát chất lượng nước sinh hoạt) lại cho biết “Về cơ bản, các chỉ tiêu asen và những chỉ tiêu quan trọng khác vẫn đảm bảo. Nhưng đôi khi có một số tiêu chí ít quan trọng vượt tiêu chuẩn một chút, như nhiễm chất hữu cơ, amoniac”, ông Bình nói. Tuy vậy, theo ông Bình, hệ thống mạng đường ống của Cty Nước sạch Hà Nội hiện nay đều hòa chung giữa các nhà máy, nước tốt hòa lẫn với nước chưa tốt nên các chỉ tiêu (chưa đạt) cũng “loãng đi nhiều”.

Khi đề nghị được xem một số kết quả xét nghiệm nước sạch tại Hà Nội thời gian gần đây, ông Bình nói: “Hôm nay, đồng chí phụ trách đang đi họp, hẹn sẽ xin ý kiến cấp trên, nếu được sẽ cho xem sau”.

Tuy nhiên, ngay sau đó, ông Bình lại đưa ra lời khuyên các hộ dân có điều kiện nên sắm máy lọc gia đình lấy nước ăn uống lại càng làm cho những lập luận của ông có vẻ mâu thuẫn. Được biết nơi làm việc và gia đình của ông Bình cũng sắm máy lọc riêng.

Sau khi nhận được những chia sẻ của những người liên quan, Phóng viên Tiền phong đã đặt ra câu hỏi “Ở vai trò quản lý thì nói chất lượng tốt, nhưng chính họ vẫn phải dùng thêm máy lọc nước. Cơ quan giám sát lúc bảo có asen (thạch tín), khi nói không. Vậy, người dùng nước biết tin ai?

 Theo Tiền Phong

Đối tác