Liên hệ hotline: 0975 649 380 / +84 (24) 66 525 129 để được tư vấn trực tiếp và hỗ trợ nhanh nhất..........

BÁO CÁO QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KÌ THEO THÔNG TƯ 43

Báo cáo quan trắc môi trường theo thông tư 43 là gì? Vì sao phải lập? Và lập như thế nào?

Môi trường sống của chúng ta hiện nay đang bị đe dọa bởi nhiều tác động từ con người, chủ yếu là từ các hoạt động sản xuất phát sinh ra các chất thải ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Chính vì thế để đảm bảo quản lý được lượng phát sinh chất thải ra môi trường cơ quan nhà nước cần có biện pháp quản lý các doanh nghiệp sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ.

1/. Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo thông tư 43 là gì ? Vì sao phải lập ?

Hiện nay đa phần các hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án đều có phát sinh chất thải nguy hại ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xung quanh, vì thế để bảo vệ môi trường cũng như tránh bị xử phạt từ cơ quan chức năng thì chủ doanh nghiệp đầu tư, chủ đơn vị sản xuất kinh doanh cần phải tiến hành lập một số loại hồ sơ môi trường trước và sau khi đi vào hoạt động.  Mỗi loại hồ sơ đều có tác dụng và mục đích thực hiện khác nhau, như trước khi đi vào hoạt động bạn phải thực hiện lập kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc ĐTM nhằm dự báo tình hình nguồn thải phát sinh trong quá trình hoạt động để thực hiện các biện pháp ngăn chặn và giải quyết phù hợp. Còn trong quá trình hoạt động, các chủ doanh nghiệp đầu tư cũng phải lập hồ sơ môi trường, điển hình như hồ sơ báo cáo quan trắc môi trường định kỳ, đây là hồ sơ lập thường xuyên theo chu kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm lập 1 lần để giám sát, quan trắc tình hình nguồn thải ô nhiễm có thể xảy ra trong quá trình hoạt động để đưa ra biện pháp giải quyết phù hợp.

Vậy Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là gì? Đây là tên gọi mới thay thế cho tên gọi cũ là báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo thông tư 43, là một hình thức đánh giá chất lượng ngắn hạn môi trường tại cơ sở và báo cáo định kỳ về cơ quan có thẩm quyền như các chi cục BVMT, Phòng, Sở Tài nguyên và Môi trường. Mục đích của việc này là theo dõi quan trắc số liệu của mỗi công ty, đánh giá được tác động ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm phát sinh giúp công ty ngăn chặn được những vấn đề ô nhiễm, xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp. Nguồn phát sinh gây ô nhiễm có thể là nước thải, khí thải, các chất thải rắn nguy hại, định kỳ sẽ được lấy mẫu phân tích tra cứu mức độ ô nhiễm theo quy định của nhà nước.

2/. Nội dung thực hiện lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo thông tư 43

- Thứ nhất, tiến hành lập để theo dõi số lượng, thực trạng và diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh từ hoạt động của cơ sở kinh doanh đến chất lượng môi trường xung quanh.

- Thứ hai, tiến hành theo dõi về lưu lượng, khối lượng, tần suất và định kỳ đo đạc lấy mẫu phân tích nguồn ô nhiễm phát sinh từ dự án như nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung và một số chỉ tiêu khác. Tần suất đo đạc, phân tích tối thiểu 3 tháng 1 lần.

- Thứ ba, định kỳ đo đạc lấy mẫu phân tích các thông số ô nhiễm tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh như nước mặt, nước ngầm, không khí, đất thì nếu tại khu vực không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước tiến hành lấy mẫu phân tích tối thiểu 6 tháng 1 lần.

- Thứ tư, lập để theo dõi diễn biến và đo đạc thực trạng các yếu tố nếu có phát sinh như xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; và các tác động khác (nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước); tần suất đo đạc phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

3/. Căn cứ pháp lý, hồ sơ cung cấp và những đối tượng cần phải lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ

1. Căn cứ pháp lý

- Áp dụng thông tư 43/2015/TT- BTMNT ngày 19 tháng 09 năm 2015 về báo cáo kết quả quan trắc môi trường;

- Áp dụng thông tư 24/2017 ngày 01 tháng 09 năm 2017 quy định về hoạt động quan trắc môi trường;

- Áp dụng nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

2. Đối tượng thực hiện

Lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ sẽ áp dụng cho tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh sản xuất phát sinh nguồn ô nhiễm ảnh hưởng đến các yếu tố tài nguyên môi trường. Cụ thể là các khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, các khu trung tâm thương mại, nhà xưởng, trường học, bệnh viện, siêu thị, nhà hàng, khách sạn,... có giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, ĐTM. Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất kinh doanh đều phải tiến hành lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ.

Với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn môi trường cùng đội ngũ kĩ sư chuyên môn cao, Công ty TNHH môi trường và phát triển Thăng Long chúng tôi cam kết mang đến cho Quý khách hàng, Quý doanh nghiệp sự hài lòng nhất.

Mọi thắc mắc, hướng dẫn Quý doanh nghiệp liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ nhanh nhất theo:

CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THĂNG LONG

Website: Web: http://thutucmoitruong.vn/    Email: thutucmoitruong@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/CongtyTuvanMoitruongThangLong

VPGD: Số 23 Dịch vụ 2, Khu đô thị Văn Phú, Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội.

Hotline: 0975 649 380 / +84 (24) 66 525 129 / 024 66 527 111

 

 

Đối tác